Hiện nay, loại hình kinh doanh cho thuê căn hộ để khách du lịch ở đang rất thịnh hành. Đặc biệt tại những địa điểm du lịch bắt khách. Giới trẻ ngày nay muốn được cảm giác trải nhiệm nhiều hơn nên dần chuyển từ khách sạn sang những căn homestay ấm cúng. Chính vì vậy mà không ít nhưng căn homestay được mở ra. Kéo theo đó là những nỗi băn khoăn của chủ nhà về điều kiện kinh doanh Homestay là gì? Kinh doanh có cần đăng ký không? Chuẩn bị hồ sơ như nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, Văn phòng Luật sư Nhật Bình xin gửi đến bạn đọc bài viết Điều kiện kinh doanh Homestay theo quy định pháp luật hiện hành. Mời bạn đọc tham khảo!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Du lịch 2017
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Kinh doanh Homestay là gì?
Kinh doanh homestay là một loại hình giống như khách sạn, nhà nghỉ và có khả năng sinh lời cao cho chủ đầu tư. Người chủ nhà chỉ cần có căn hộ tại địa điểm di lịch. Sau đó đầu tư thiết kế căn nhà cho đẹp hợp xu hướng hiện nay của giới trẻ là đã vô cùng bắt khách thu được lợi cao.
Cụ từ “homestay” là cụm từ mà người dùng sử dụng để mới với nhau về nơi mình sẽ ở lại trong chuyến du lịch. Trên ngôn ngữ pháp lý, homestay chính là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch. Homestay được xếp vào loại hình căn hộ du lịch. Căn cứ theo quy định của Luật Du Lịch 2017 thì dịch vụ này gồm các mô hình cơ sở sau:
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch (homesay).
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
2. Điều kiện kinh doanh Homestaylà gì?
Kinh doanh homestay theo quy định là loại hình kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên không phải chủ nhà nào cũng biết đến điều nay. Hoặc có biết thì cũng chưa biết phải đăng ký ra sao, hồ sơ tài kiệu cần những gì.
Vậy, để biết thêm vầ điều kiện, thủ tục đăng ký homestay; mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung tư vấn dưới đây:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ homestay du lịch bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự khu vực theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện về an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch như:
+ Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
+ Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
+ Có người quản lý căn hộ và được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
3. Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký kinh doanh Homestay
Đăng ký kinh doanh dịch vụ Homestay bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Một số gợi ý cho loại hình kinh doanh homestay như sau: đăng ký hộ kinh doanh; đăng ký thành lập công ty: công ty cổ phần, công ty TNHH, công tuy hợp danh,..
Đối với loại hình Hộ kinh doanh:
Với loại hình hộ kinh doanh dịch vụ Homestay bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ để làm hồ sơ như sau:
- Giấy đề nghị thành lập Hộ kinh doanh
- Địa chỉ homestay, số điện thoại, địa chỉ mail và tên của hộ kinh doanh homestay.
- Số CMND, chữ ký, họ và tên của người tiến hành lập ra hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh. Đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Thông tin số lượng lao động được dùng khi hoạt động kinh doanh homestay.
- Thông tin về mức vốn được dùng để hoạt động kinh doanh homestay.
Đối với loại hình Công ty:
Về nội dung chung cho các loại hình thì sẽ cần có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty.
- Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên.
- Danh sách thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh.
Ngoài ra tùy thuộc vào loại hình công ty khác nhau mà hồ sơ cần thêm một số giấy tờ đặc biệt khác liên quan đến các loại hình mà bạn kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Văn phòng Luật sư Nhật Bình về Điều kiện kinh doanh Homestay theo quy định pháp luật hiện hành. Hy vọng rằng những thông tin trên thực sự hữu ích dành cho bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ thông tin sau để được hỗ trợ tư vấn từ Luật sư:
Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH
Nhat Binh Law - NBL
Add : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
Tel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
Email : nhatbinhlaw@gmail.com
Website: luatsurienghcm.com
Câu hỏi thường gặp:
1. Các bước tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh Homestay?
Tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cần tiến hành quan các bước:
Bước 1 : Nộp hồ sơ cho phòng đăng kí kinh doanh
Bước 2 : Tiếp nhận hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận và gửi đến bạn 01 biên nhận của bộ hồ sơ.
Bước 3 : Nhận kết quả là giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh
2. Xin chứng nhận về phòng cháy chữa cháy thì cần chuẩn bị hồ sơ gì?
– Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy” và văn bản Nghiệm thu về phòng cháy
– Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy.
– Phương án chữa cháy.
3. Chuẩn bị hồ sơ để xin đăng ký kinh doanh Homestay cần tiến hành như thế nào?
Để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay bạn cần trải qua các bước sau:
– Bước 1: chuẩn bị đơn xin thành lập homestay
– Bước 2: Xin chứng nhận phòng cháy chữa cháy
– Bước 3: Xin chứng nhận của công an về an ninh trật tự
– Bước 4: Đăng ký xếp thứ hạng homestay
5. Đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay loại hình Công ty TNHH một thành viên như thế nào?
Đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay loại hình công ty TNHH một thành viên cần có:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
– Điều lệ Công ty
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
– Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp các bác không tự thực hiện mà ủy quyền cho người khác