Hành vi cho vay nặng lãi và cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

    Câu hỏi: Cho tôi hỏi vấn đề sau: Vào năm 2015 do muốn có tiền để đầu tư vào kinh doanh nên gia đình tôi có vay nặng lãi của một người với khoản tiền là 350 triệu đồng, lãi suất 10,5%/tháng. Nhưng khi đến hạn trả, do làm ăn thua lỗ nên nhà tôi không thể trả được hết tiền lãi chưa kể tiền gốc nên những người này đến nhà đe dọa để đòi tiền, không đòi được nên họ đánh bố tôi làm bố tôi phải nằm viện mất 1 tháng. Đến khi ra viện bố tôi nhận được tin, bên phía những người kia đã kiện bố tôi lên Tòa án để đòi lại khoản tiền mà bố tôi đã vay từ họ. Vậy cho tôi hỏi ,trong trường hợp này,bố tôi có đủ bằng chứng chứng minh rằng bên kia cho tôi vay với lãi suất quá cao và đã đánh bố tôi thì tôi có thể kiện lại bên kia về mặt hình sự được không?Mong được chuyên mục giải đáp giúp ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

                            

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ http://luatsurienghcm.com, Với câu hỏi của bạn như vậy, Luật sư Huỳnh Trung Hiếu - Trưởng Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình xin trả lời như sau:

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục của chúng tôi,  với trường hợp của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

    Thứ nhất, về vấn đề vay tiền của gia đình bạn, theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cho vay nặng lãi như sau:

    Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

    1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Theo đó, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước năm 2014 là 8%/năm, mà lãi suất người đó cho bố bạn vay là 10,5%/tháng (126%/năm) đã cao hơn 10 lần lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó, theo khoản 1 của Điều 201 đã nêu ở trên thì có thể kết luận người cho nhà bạn vay tiền đã có dấu hiệu hình sự của tội cho vay nặng lãi.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 116 và Điều 120 của Bộ Lut Dân s năm 2015 thì hợp đồng này của bố bạn là hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật.

    Điều 116. Giao dịch dân sự

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

    1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

    2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

    Theo khoản 2,3 Điều 131 Bộ Lut Dân s năm 2015 với nội dung như sau:

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    Tức là khi người đó kiện bố bạn ra Tòa án để đòi lại số tiền gốc và lãi mà bố bạn vay thì chỉ cần bố bạn có bằng chứng chứng minh trường hợp bố bạn vay tiền của người này là vay nặng lãi và hợp đồng này vô hiệu,bố bạn sẽ phải trả số tiền gốc mà bố bạn đã vay từ người bạn của bố bạn và số tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hợp đồng vay có hiệu lực.

    Thứ hai, về việc bên cho vay đe dọa và đánh bố bạn:

    Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích có quy định như sau:

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 
    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 
    đ) Có tổ chức; 
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ; 
    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 
    c) Phạm tội 02 lần trở lên; 
    d) Tái phạm nguy hiểm; 
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; 
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; 
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; 
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: 
    a) Làm chết người; 
    b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; 

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; 
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 
    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: 
    a) Làm chết 02 người trở lên; 
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 
    6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”..”

    Theo quy định của Điều này thì hành vi đánh bố bạn dẫn đến bố bạn phải nằm viện của nhóm người đến nhà bạn đòi nợ có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, để xác định cụ thể mức phạt đối với nhóm người đã đánh bố bạn, bạn cần phải có giấy chứng nhận của bệnh viện để biết tỉ lệ thương tật của bố bạn. Trong quá trình xét xử của Tòa án, bạn có thể đưa ra giấy chứng nhận của bên bệnh viện về tỉ lệ thương tật của bố bạn để Tòa xem xét và giải quyết về vấn đề này.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Nhat Binh Law - NBL
    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email : nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: luatsurienghcm.com

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN