Tư vấn về bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự 2015?

    Câu hỏi: Xin luật sư giúp tôi làm rõ về vấn đề bảo lãnh theo quy định của pháp luật dân sự 2015?

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi , Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:

    Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Bảo lãnh:

    1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

                                                 

    Khác với cầm cốthế chấp và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác, trong bảo lãnh có sự xuất hiện của một chủ thể thứ ba ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ đó là bên bảo lãnh. Bên bảo lãnh đứng ra cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; và các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Nếu tính chất bảo đảm trong cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được gắn liền với tài sản bảo đảm thì trong quan hệ bảo lãnh tính chất bảo đảm được thể hiện thông qua sự cam kết của người thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh). Tuy nhiên, biện pháp bảo lãnh cũng có mối quan hệ với các biện pháp bảo đảm khác. Điều này thể hiện qua việc bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc, hay ký quỹ để đảm bảo thực nghĩa vụ bảo lãnh của mình (Ví dụ, bên bảo lãnh A đứng ra bảo lãnh cho B về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho C khi B vay tiền của C; A đã cầm cố ôtô của mình cho c (bên nhận bảo lãnh) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình).

    Xét về bản chất của bảo lãnh, bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, khi đến hạn bên được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh.Tuy nhiên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh, đồng thời đảm bảo nâng cao trách nhiệm, tinh thần thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, tránh tình trạng ỷ lại, thoái thác nghĩa vụ nên đã quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”.

    Với quy định này, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Nhat Binh Law - NBL
    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email : nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: luatsurienghcm.com

     

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN