Người Lao động sinh con thứ 3. Hình thức xử lý như thế nào?

    Câu hỏi: Gia đình tôi sinh con thứ 3. Cơ quan tôi xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách và sau đó lùi lại thời gian nâng lương 3 tháng và cắt chế độ phụ cấp theo lương mà không có mời tôi họp để xử lý kỷ luật. Vậy có đúng theo pháp luật hiện hành không?

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau: 

    Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh số 08/2008 – UBTVQH 12 - Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau:

    Độ tuổi sinh con ở phụ nữ ở tuổi nào là tốt nhất

    “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

    2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

    3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

    Như bạn cung cấp thì chúng tôi không biết bạn có thuộc trường hợp thuộc cán bộ công chức hay không? Và hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ vấn đề xử phạt trong trường hợp sinh con thứ ba. Tuy nhiên vấn đề chúng tôi bàn ở đây là hình thức kỷ luật mà cơ quan áp dụng đối với bạn:

    Theo quy định tại Điều 123 BLLĐ 2012 quy định:  Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

    2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

    d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    Như vậy theo quy định này công ty xử lý kỉ luật bạn mà không mời bạn đến tham dự phiên họp kỉ luật; áp dụng nhiều hình thức kỉ luật khiển trách; lùi lại thời gian nâng lương 3 tháng;cắt chế độ phụ cấp theo lương cho cùng một hành vi vi phạm là trái pháp luật lao động.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Nhat Binh Law - NBL
    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email : nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: luatsunhatbinh.com

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN