Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định như thế nào?

    Câu hỏi:

    Chồng tôi có 2 người con. Cháu đầu là con riêng của anh với vợ trước, hiện cháu đã kết hôn. Sau khi vợ cả mất, chồng tôi kết hôn với tôi, chúng tôi sinh được 1 con chung năm nay 8 tuổi. Khi biết mình bị bệnh hiểm nghèo, chồng tôi đã ra UBND phường lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là căn nhà đang ở (là tài sản riêng của anh ấy) cho người con lớn. Sau khi chồng tôi mất, người con của vợ trước đã lập tức đuổi 2 mẹ con tôi ra khỏi nhà.

    Xin luật sư cho biết trong trường hợp này tôi và con tôi có được quyền hưởng thừa kế tài sản do chồng mình để lại hay không?

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ “http://luatsunhatbinh.com”, Với câu hỏi của bạn như vậy, Văn Phòng Luật Sư Nhật Bình (NBL) xin trả lời như sau:

                                       

    Pháp luật hiện nay quy định có 2 hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di chúc. Người lập di chúc có quyền: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. 

    Tuy nhiên, trước tiên bạn cần làm rõ xem tính hợp pháp của di chúc được quy đinh tại Điều 630 BLDS 2015 như sau:

    Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Mặc khác, theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Vì thế, để bảo vệ quyền  lợi chính đáng của những người có quan hệ thân thiết với người chết, pháp luật dân sự có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

    Đối chiếu với quy định trên, dù chồng chị không để lại tài sản cho chị và con chị thì hai mẹ con vẫn được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị có thể làm đơn khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu; Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; Bản kê khai các di sản…

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Nhat Binh Law - NBL
    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email : nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: luatsurienghcm.com

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN