Quy đinh pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất

     Hiện nay, những vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến đất đai ngày càng nhiều. Bởi lẽ, giá trị mà đất đai đem lại là rất lớn. Nên việc thừa kế quyền sử dụng đất cũng là một trong những trường hợp được pháp luật quy định để bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân. Vậy thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào?

    Căn cứ pháp lý:

    • Bộ luật dân sự năm 2015
    • Luật đất đai năm 2013

    Nội dung tư vấn:

    1.Thừa kế quyền sử dụng đất

    1.1. Thừa kế là gì?

    Thừa kế theo quy định của pháp luật là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Tài sản để lại được gọi là di sản. Việc thừa kế được thực hiện bằng hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

    • Thừa kế theo di chúc được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống thông qua việc để lại di chúc. Khi đó, việc thừa kế sẽ được thực hiện theo những di nguyện và định đoạt mà người đã chết ghi trong di chúc. Tuy nhiên, thừa kế theo di chúc phải đảm bảo hợp pháp theo quy định của luật.
    • Thừa kế theo pháp luật được hiểu là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quy định về thừa kế theo pháp luật nếu người đã chết không để lại di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    1.2. Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

    Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.

    Lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất của người đã chết cho người còn sống qua hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

    2. Quy định về thừa kế quyền sử dụng đất.

    2.1. Quy định về người có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.

    Mỗi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    • Người để lại thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật.
    • Người để lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất kỳ điều kiện nào như thành phần xã hội, năng lực hành vi,…
    • Đối với pháp nhân, tổ chức được thành lập với những mục đích và nhiệm vụ khác nhau Tài sản của pháp nhân, tổ chức để duy trì các hoạt động của chính mình và không cá nhân nào có quyền tự định đoạt tài sản của pháp nhân; tổ chức. Khi pháp nhân, tổ chức đình chỉ hoạt động của mình, tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật. Pháp nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ thừa kế với tư cách là người được hưởng di sản theo di chúc.

    2.2. Quy định về người hưởng thừa kế quyền sử dụng đất.

    * Đối với cá nhân

    • Nếu là thừa kế theo di chúc, thì người thừa kế là cá nhân còn có thể là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
    • Nếu là thừa kế theo pháp luật, thì ngoài điều kiện cá nhân được hưởng thừa kế theo di chúc; cá nhân trở thành người thừa kế theo pháp luật khi cá nhân đó thuộc hàng thừa kế mà pháp luật quy định hoặc là người thừa kế thế vị.

    * Đối với pháp nhân

    Một pháp nhân; tổ chức chỉ được coi là người thừa kế theo di chúc mà không bao giờ hưởng thừa kế theo pháp luật.

    Pháp nhân phải đảm bảo vẫn đang hoạt động bình thường tại thời điểm mở thừa kế; chưa bị giả thể hoặc bị tuyên bố phá sản.

    2.3. Quyền sử dụng đất được thừa kế.

    Theo Luật đất đai năm 2013 quy định; thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sử dụng đất khi có các điều kiện như:

    • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • Đất không có tranh chấp.
    • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
    • Trong thời hạn sử dụng đất.

    Nếu quyền sử dụng đất của người để lại thừa kế thuộc trường hợp trên thì người để lại thừa kế có quyền để lại quyền sử dụng đất cho người được hưởng thừa kế.

    2.4. Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất

    Thứ nhất, thừa kế theo di chúc. Di chúc phải đảm bảo tính hợp pháp gồm:

    • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
    • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Thứ hai, thừa kế theo pháp luật. Khi thực hiện việc thừa kế theo pháp luật, thì đảm bảo việc thừa kế quyền sử dụng đất theo hàng thừa kế sau:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Trên đây là một số quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, liên hệ LS. Huỳnh Trung Hiếu qua thông tin sau:

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Nhat Binh Law - NBL
    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel     : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email : nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: luatsurienghcm.com

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN