Pháp luật về thứ tự thanh toán tài sản thừa kế

    Một tài sản mà người đã khuất để lại sẽ được thanh toán nhiều nghĩa vụ khác nhau trước khi đến được với người hưởng di sản, người thừa kế. Vậy thứ tự thanh toán tài sản thừa kế sẽ như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Văn phòng Luật sư Nhật Bình.

    Thứ tự thanh toán tài sản thừa kế sẽ cần phải chú ý đối với những người để lại khối tài sản lớn hoặc tài sản sẽ xảy ra tranh chấp. Ở Việt Nam thì phần đông người để lại di sản có khối lượng nhỏ, anh chị em trong gia đình đoàn kết nên sẽ không cần quan tâm nhiều đến vấn đề này.

    Thứ tự thanh toán tài sản được hiểu là nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại đồng thời trừ đi phần tài sản phát sinh từ việc phục vụ cho người chết (ví dụ như: chi phí mai táng, trợ cấp…) cũng như chi phí quản lý di sản của họ. Việc thanh toán di sản thừa kế dựa trên cơ sở là có nghĩa vụ thì bắt buộc phải thực hiện, bản chất là do người đã chết tự mình thanh toán, chi trả bằng tài sản mình có. Số còn lại sẽ được phân chia theo tỉ lệ và nguyện vọng theo quy định pháp luật hoặc theo di chúc:

    Thứ tự ưu tiên thanh toán tài sản thừa kế được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

    Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán:
    Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
    3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
    4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
    5. Tiền công lao động;
    6. Tiền bồi thường thiệt hại;
    7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
    9. Tiền phạt;
    10. Các chi phí khác.

    Khi phân chia di sản thừa kế thì sẽ có 3 khả năng xảy ra:

    Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là nhà đất 2023 mới nhất

    • Khả năng thứ 1: Tổng tài sản để lại > Tổng nghĩa vụ: Như vậy sau khi trừ hết các nghĩa vụ phát sinh mà người đã chết để lại thì sẽ còn một phần tài sản chia có những người hưởng di sản;
    • Khả năng thứ 2: Tổng tài sản để lại = Tổng nghĩa vụ: Như vậy tài sản để lại của người đã mất sẽ bằng đúng nghĩa vụ mà người đó phải thực hiện. Những người được hưởng di sản sẽ không còn tài sản để nhận;
    • Khả năng thứ 3: Tổng tài sản để lại < Tổng nghĩa vụ: Nghĩa vụ của người đã chết nhiều hơn số lượng tài sản mà người đó có sẽ dẫn đến việc những người thừa kế sẽ dùng toàn bộ tài sản của người đã chết thanh toán nghĩa vụ, phần còn thiếu sẽ không phải bù bởi vì trách nhiệm của những người đó chỉ trong số tài sản mà họ được nhận từ người chết mà thôi.

    Để khắc phục tình trạng rằng số lượng tài sản để lại ít hơn nghĩa vụ mà người chết phải trả thì pháp luật đã có những quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán theo trật tự nhất định ở phía trên. Dễ dàng nhận thấy những khoản nợ, phạt sẽ được trả sau khi người chết hoàn tất các nghĩa vụ về chi phí mai táng, cấp dưỡng, bảo quản di sản, tiền công lao động, tiền bồi thường … Theo thứ tự trên thì khi thanh toán tài sản phải thanh toán từng nghĩa vụ một. Nghĩa vụ tiếp theo chỉ được thanh toán khi những nghĩa vụ trước đó đã được thanh toán hoặc đã được thanh toán theo đúng yêu cầu của người có quyền.

    Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

    Add   : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM
    Tel    : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)
    Email :nhatbinhlaw@gmail.com
    Website: https://luatsunhatbinh.com/

    Download file

    GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN